Bàn thí nghiệm là thiết bị không thể thiếu trông tất cả các phòng thí nghiệm. Bàn thí nghiệm đóng vai trò quan trong trong quá trình thí nghiệm và đòi hỏi người sử dụng phải có hiểu biết về các tiêu chí khi sử dụng. Công Ty TNHH Inox Đà Nẵng sẽ tóm tắt những ý cơ bản để giúp bạn đọc có cái nhìn bao quát nhất về bàn thí nghiệm.
► Xem thêm: Bàn soạn, bàn sơ chế
Giới thiệu về bàn thí nghiệm là gì?
Bàn thí nghiệm là một trang thiết bị nội thất cơ bản không thể thiếu trong phòng lab. Thiết bị nội thất này được thiết kế đặc biệt để cung cấp bề mặt làm việc an toàn, ổn định và hiệu quả để thực hiện các thí nghiệm, các thử nghiệm và các nhiệm vụ quan trọng khác.
Tại sao cần bàn thí nghiệm chuyên dụng cho phòng lab
Bàn thí nghiệm đóng vai trò quan trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau:
- Chúng cung cấp một không gian làm việc an toàn và có tổ chức cho các chuyên gia tiến hành thí nghiệm, phân tích mẫu và thực hiện các quy trình khác nhau.
- Trong nghiên cứu và giáo dục, bàn thí nghiệm tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học và tiến bộ công nghệ.
- Trong chăm sóc sức khoẻ, thiết bị giúp thực hiện các xét nghiệm, chuẩn đoán chính xác và phát triển các phương pháp điều trị mới.
- Trong ngành sản xuất, bàn thí nghiệm hỗ trợ cho việc kiểm soát chất lượng sản phẩm, đảm bảo rằng các sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn cào về an toàn và hiệu quả.
► Bàn thí nghiệm là gì? Các loại bàn thí nghiệm và những lưu ý khi sử dụng bàn thí nghiệm tại Đà Nẵng
Cấu tạo của bàn thí nghiệm
Thiết kế bàn thí nghiệm có thể phù hợp với mục đích sử dụng và nhu cầu. Tuy nhiên, cấu tạo của một bàn thí nghiệm cơ bản luôn có những yếu tố cơ bản như:
Mặt bàn
- Chất liệu mặt bàn chuyên dụng làm bằng tấm Phenolic phủ 2 mặt. Tấm mặt bàn có độ dày từ 12,7mm đến 20mm. Tấm mặt bàn có tỷ trọng tối thiêur là 1350kg/ m3, trọng lượng ± 18,5 kg/ m2, độ bền kéo ≥ 70 N/ mm2, độ bền uốn ≥100 N/ mm2; module đàn hồi: ≥ 9000 N/ mm2
- Mặt bàn phải chịu được sự ăn mòn của hoá chất, dung môi hữu cơ, chịu va đập, chống nước, cách điện, ngăn chặn vi sinh vật phát triển.
Khung bàn
- Khung bàn thường làm bằng inox SUS 304 hoặc thép sơn tĩnh điện chuyên dụng. Hai loại vật liệu này đều mang lại độ bền cao và vững chắc cho bàn thí nghiệm.
Hộc tủ dưới bàn
- Tủ dưới bàn có kết cấu vững chắc và độ bền cao. Được thiết kế để thuận tiện cho người sử dụng. Chất liệu tủ làm từ phenolic, gỗ công nghiệm MFC giúp chịu đựng tốt trong môi trường làm việc với hoá chất.
- Các loại hộc tủ dưới bàn như: Hộc tủ di động 1 ngăn kéo 1 cánh cửa, hộc tủ cố định, hộc tủ di động có tay kéo và đệm chống trượt,…
Ổ cắm điện
- Ổ cắm điện đôi hoặc ba cso chống giật và được giấy kín đường dây
Kệ để hoá chất trên mặt bàn
- Kệ để hoá chất được sử dụng thép sơn tĩnh điện, định hình kiểu trụ tam giác với kích thước có thể thay đổi theo nhu cầu của khách hàng.
- Kệ để hoá chất được thiết kế 2 tầng làm bằng mặt kính cường lực. Có thanh chắn bằng inox để tránh vật dụng, hoá chất rơi khỏi kệ để.
► Tham khảo thêm: Bếp công nghiệp
Bồn rửa chống chịu hoá chất
- Bồn rửa làm bằng chất liệu nhựa PP/ Inox/ nhựa Epoxy có khả năng chống chịu hoá chất. Kích thước tuỳ chọn theo nhu cầu người sử dụng.
- Phụ kiện đồng bộ với bồn rửa
Vòi rửa chuyên dụng
- Vòi rửa chuyên dụng 1 hoặc 3 nhánh. Vòi lõi đồng bên ngoài được sơn phủ epoxy. tuổi thọ cao.
- Các vòi nước được thiết kế để hoạt động áp lực nước 5.5 bar.
Giá phơi dụng cụ thuỷ tinh
- Giá phơi dụng cụ thuỷ tinh được làm bằng nhựa PP chuyên dụng. Giá phơi có máng thu nước. Các gá treo có thể tháo rời và dễ dàng di chuyển.
Thiết kế bàn thí nghiệm
- Bàn được thiết kế hiện đại, tinh tế với kiểu dáng, kích thước phù hợp để đáp ứng những nhu cầu cùng ngân sách của nhà đầu tư.
Các loại bàn thí nghiệm phổ biến trong phòng lab
Các loại bàn thí nghiệm có sẵn, mỗi loại được thiết kế để đáp ứng nhu cầu và ứng dụng cụ thể. Một số loại bàn thí nghiệm phổ biến là:
- Bàn thí nghiệm cố định: Đây là loại bàn được đặt cố định vĩnh viễn, không thể di chuyển hoặc điều chỉnh. Loại bàn này thường được sử dụng trong các phòng thí nghiệm cần có sự ổn định lâu dài.
- Bàn thí nghiệm di động: Bàn này có chân bánh xe để dễ dàng di chuyển, có thể phù hợp với nhiều mục đích sử dụng.
- Bàn thí nghiệm có thể điều chỉnh độ cao: Những bàn thí nghiệm này có thể điều chỉnh độ cao mặt bàn để phù hợp người sử dụng ở nhiều độ cao và nhiều nhiệm vụ khác nhau.
- Bàn thí nghiệm dạng mô-đun: Bàn thí nghiệm dạng này có thể được cấu hình lại cũng như mở rộng để phù hợp với nhu cầu thay đổ, bố trí lại phòng thí nghiệm.
Nguyên vật liệu dùng trong sản xuất bàn thí nghiệm
Các vật liệu thường được sử dụng để sản xuất bàn như:
- Kim loại: Thép, thép không gỉ có độ bền cao cùng với khả năng chịu hoá chất tốt. Thích hợp cho các ứng dụng nặng với môi trường vô trùng.
- Gỗ: Thường là gỗ công nghiệp MDF có khả năng chống ẩm. Gỗ thường được dùng để làm hộc tủ dưới bàn hơn là để làm mặt bàn thí nghiệm.
- Nhựa Phenolic: Phenolic là sự lựa chọn hiệu quả về mặt chi phí và độ bền. Chúng có khả năng chống ẩm, hoá chất và ăn mòn phù hợp với các thiết kế phòng lab khác nhau.
Một vài lưu ý khi sử dụng bàn thí nghiệm
Cần chú ý đến việc vệ sinh, bảo dưỡng bàn sau khi thực hiện thao tác trên bàn thí nghiệm. Để đảm bảo vệ sinh, cần lau và vệ sinh bàn bằng nước sạch hoặc khử trùng bằng cồn. Ngoài ra, tuyệt đối không đặt thiết bị quá tải trọng lên bàn để không gây tổn hại cho mặt bàn. Nếu để đặt máy thì cần sử dụng loại bàn chuyên dụng có khả năng chịu được tải trọng lớn.
Các yếu tố cần xem xét khi chọn bàn thí nghiệm
Khi chọn bàn thí nghiệm cho cơ sở nghiên cứu của mình có một vài yếu tố bạn cần quan tâm là:
- Không gian làm việc: Cần đánh giá được quy mô của phòng thí nghiệm, số lượng nhân viên đang làm việc và tính chất công việc đang thực hiện.
- Tính công thái học: Bàn thí nghiệm cần phù hợp, có khả năng thích nghi và giảm căng thẳng cho người sử dụng bằng việc lựa chọn chiều cao thích hợp.
- Nhu cầu lưu trữ: Cần xem xét dung lượng lưu trữ cho các công cụ cần thiết, thiết bị và nguyên vật liệu. Cần trao đổi với nhà sản xuất để đưa ra các giải pháp lưu trữ thích hợp cho bàn thí nghiệm.
- Độ bền, khả năng chống chịu: Cần chọn bàn thí nghiệm làm từ những vật liệu chuyên dụng chịu hoá chất, nhiệt độ cao, chống thấm để không gây ẩm mốc
- Nguồn vốn: Cần xác định được khả năng ngân sách có thể bỏ ra cho bàn thí nghiệm. Từ đó có thể cân đối giữa chất lượng và chi phí.
Bài viết trên là những thông tin cụ thể về bàn thí nghiệm mà chúng tôi biện soạn. Mong rằng những chia sẻ này sẽ cung cấp cho Quý khách hàng những thông tin hữu ích nhất.
Công Ty TNHH Inox Đà Nẵng cung cấp đa dạng các mẫu mã bàn thí nghiệm với đa dạng kích thước và mức giá khác nhau. Để lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu và chất lượng nhất, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được báo giá. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc sản xuất, cung cấp nội thất và thiết bị phòng thí nghiệm, Inox Đà Nẵng luôn sẵn sàng tư vấn để mang đến những sản phẩm tốt nhất cho quý khách hàng.
Công Ty TNHH Inox Đà Nẵng
Address: 227 Núi Thành, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng | 102 Phùng Hưng, Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng
Email: inoxdanang@gmail.com
Hotline: 0905.008.907
Website: http://inoxdanang.com.vn
Xin cảm ơn!
- Lợi ích của bếp inox công nghiệp tại Đà Nẵng (2024-10-09)
- Các yếu tố cần thiết trong nội thất phòng thí nghiệm tại Đà Nẵng (2024-10-07)
- Lưu ý khi chọn và sử dụng bàn thí nghiệm inox tại Đà Nẵng (2024-10-02)
- Đặc điểm của dịch vụ lắp đặt hệ thống hút mùi bếp công nghiệp tại Đà Nẵng (2024-09-30)
- Đặc điểm của dịch vụ thi công ống hút khói tại bàn tại Đà Nẵng (2024-09-25)
- Lựa chọn thiết kế quầy bar inox tại Đà Nẵng (2024-09-23)
- Lưu ý khi sử dụng và bảo trì thùng đá có khay tại Đà Nẵng (2024-09-18)
- Quy Trình Bảo Trì Bếp Inox Công Nghiệp tại Đà Nẵng (2024-09-16)
- Chọn Đơn Vị Cung Cấp Nội Thất Phòng Thí Nghiệm tại Đà Nẵng (2024-09-11)
- Quy Trình Lắp Đặt Bàn Thí Nghiệm Bằng Inox tại Đà Nẵng (2024-09-09)